Giữa Đời – Ngô Văn Sắc

Khai mạc triển lãm: 25 tháng 10 năm 2013, 18:00 - 21:00 giờ

25 tháng 10 - 25 tháng 11 năm 2013

Trong tám năm đào tạo tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Ngô Văn Sắc đã thá»±c hành sá»­ dụng nhiều chất liệu truyền thống: chì than, tranh lụa, sÆ¡n mài, sÆ¡n dầu, cùng các chất liệu khác. Anh là một trong những hoạ sÄ© rất thích thú thá»­ nghiệm kỹ thuật. Một số hoạ sÄ© bắt buộc phải sá»­ dụng và làm chủ (hoặc cố tình mất kiểm soát) chất liệu mỹ thuật. Sắc thá»±c hiện tác phẩm của…

Trong tám năm đào tạo tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Ngô Văn Sắc đã thá»±c hành sá»­ dụng nhiều chất liệu truyền thống: chì than, tranh lụa, sÆ¡n mài, sÆ¡n dầu, cùng các chất liệu khác. Anh là một trong những hoạ sÄ© rất thích thú thá»­ nghiệm kỹ thuật. Một số hoạ sÄ© bắt buộc phải sá»­ dụng và làm chủ (hoặc cố tình mất kiểm soát) chất liệu mỹ thuật. Sắc thá»±c hiện tác phẩm của…

Trong tám năm đào tạo tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Ngô Văn Sắc đã thực hành sử dụng nhiều chất liệu truyền thống: chì than, tranh lụa, sơn mài, sơn dầu, cùng các chất liệu khác. Anh là một trong những hoạ sĩ rất thích thú thử nghiệm kỹ thuật. Một số hoạ sĩ bắt buộc phải sử dụng và làm chủ (hoặc cố tình mất kiểm soát) chất liệu mỹ thuật. Sắc thực hiện tác phẩm của mình một cách cần mẫn, và kết quả cho thấy anh chú tâm đến dường nào, đồng thời cho những kết quả thí nghiệm thú vị.
Hoạ sĩ kiên quyết này đã phát triển hướng đi riêng cho mình với các vật liệu tự nhiên. Ngô Văn Sắc cho biết lúc nào đó anh có thể quay lại sử dụng canvas thông thường, nhưng giờ đây anh đang bị mê hoặc bởi các khối gỗ tươi, chưa xử lý; sự thô mộc của chúng thu hút anh. Các vân gỗ tròn thu hút mắt người xem nhẹ nhàng lên xuống các bức chân dung xen lẫn những hình ảnh phức tạp. Các chi tiết xuất hiện ở tốc độ xe đạp, phần do vị trí những gương mặt đan xen vào nhau khéo léo, phần vì hiệu ứng kép của những bức chân dung chồng chéo trên vân gỗ.
Quá trình thực hiện gồm nhiều bước chuẩn bị, nhưng các tác phẩm chưa bao giờ bị quá tay. Màu sắc tối thiểu và chất liệu đơn giản giúp thị giác không bị bão hòa. Sắc dùng chì than phác thảo trên các miếng gỗ trước, sau đó dùng đèn hàn khò, rồi sử dụng thìa kim loại cạo bớt bề mặt vừa khò để điều chỉnh màu sắc. Những hình ảnh đốt gỗ chi tiết đến kinh ngạc, nếu chỉ đốt gỗ đơn thuần không thể đạt độ sắc nét như thế. Bút khắc nung có thể tạo ra những nét đậm, tuy nhiên hình ảnh trong tranh Sắc lại bị chi phối bởi bóng và sắc độ nhạt dần, không phải bằng cách vẽ tuyến tính, do đó một cây đèn hàn khí đem lại hiệu quả tốt nhất. Bước tiếp theo là làm đẹp những mảng sáng. Những đốm đen nhỏ có thể được làm sáng ra hoặc bị xóa bằng máy đánh bóng để lộ màu sắc ngọt ngào ban đầu của gỗ mộc.
Trong một số tác phẩm, màu nâu lụa là hơn được giới thiệu bên cạnh bề mặt gỗ đốt khô hanh. Những chi tiết ngọt ngào này được sơn bằng sơn cánh gián, đem lại độ bóng mềm mại cho thành phẩm cuối cùng.
Phương pháp làm việc của Sắc chứng minh sự làm chủ vật liệu, nhưng anh không quan trọng quá trình sáng tạo mà chính là tác phẩm cuối cùng. Điều này phổ biến đối với các nghệ sĩ trực quan. Tính thẩm mỹ rất quan trọng, nhưng họ giải quyết vấn đề bằng bản năng gần như rất nhẹ nhàng. Sắc thích chất liệu của mình, nhưng anh tập trung vào kết quả tác phẩm của mình nhiều hơn phương pháp. Làm thế nào để tạo ra chúng không phải điều anh muốn thể hiện, mà là vấn đề đề tài anh chọn.
Sắc chọn chủ đề chân dung. Hình ảnh con người hiện diện liên tiếp trong quỹ đạo của Ngô Văn Sắc, mặc dù mẹ anh cũng là họa sĩ, và anh trai là dân nhiếp ảnh, và cả hai người đều chọn phong cảnh làm chủ đề. Sắc luôn vẽ người. Trong các triển lãm trước, anh thể hiện những nhân vật lịch sử lớn tuổi hơn với khuôn mặt thông thái hơn, hoặc có khi là những nhóm cá nhân. Lần này, anh nhìn nhận về bản thân mình. Có thể nói triển lãm này có nhiều tranh tự hoạ của một hoạ sĩ hơn bất kỳ triển lãm cá nhân nơi nào khác. Những tranh tự hoạ chất như thế có thể được hiểu như sự thoả mãn cá nhân, nhưng thực sự đó là một cuộc tìm kiếm trung thực, sự thể hiện cảm xúc cá nhân, thứ tình cảm không phải lúc nào cũng được thể hiện rõ dưới những tương tác thường ngày.
Giữa đời – In the midst of life, tiêu đề của cuộc triển lãm, và của một số tác phẩm trong triển lãm, cho thấy suy nghĩ của Sắc. Tại Việt Nam, sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống đang nhấn chìm mọi người. Chúng ta không ngừng bị sự sinh tồn bủa vây. Nhưng tiêu đề triển lãm nhắc nhở chúng ta cuộc sống là một chuyến đi với những dấu mốc trong đó.
Ở phương Tây, mọi người hay nói về “khủng hoảng đầu đời” xảy ra những năm đầu tuổi 30. Thị trường cạnh tranh cao, nợ sinh viên, những áp lực của các khoản thế chấp và các mối quan hệ là một số trong những yếu tố được cho đứng sau những lo lắng của giới trẻ phương Tây. Nghiên cứu ở Việt Nam, một quốc gia sôi động, những khủng hoảng đó vẫn chưa rõ khi những người lứa tuổi 30 cũng tham gia vào chu kỳ trầm cảm/tự phản ánh. Tác phẩm của một số hoạ sĩ sinh sau đất nước thống nhất, chẳng hạn như Phạm Huy Thông và Bùi Thanh Tâm, minh họa một số lo lắng của phần lớn người trẻ ở Việt Nam khi phải đối mặt với sự thay đổi quá nhanh.
Ngô Văn Sắc, cũng cùng thế hệ, thay vì đi sâu tìm hiểu nguyên nhân những khó khăn của cuộc sống, anh lại khám phá những xung đột nội bộ, đó đôi khi là trận chiến với những căng thẳng bên ngoài, nhưng đôi khi chỉ là một cuộc trò chuyện rất trung thực với bản ngã. Anh cho biết: “Thế hệ trẻ của chúng tôi không có nhiều không gian cho phép chúng tôi tìm hiểu về thế hệ trước. Chúng tôi đang bị cuốn theo nhịp điệu hối hả của cuộc sống.”
Đối mặt với những giá trị và mong muốn của bản thân, anh hé lộ hàng trăm khía cạnh về con người mình. Nhìn nhận về bản thân buộc anh phải khám phá tính cách mình, mà anh tin được hình thành từ những khoảnh khắc, tâm trạng, mỗi ngày mỗi nhiều lên đến mức có thể viết thành những chương tiểu thuyết.
Xe đạp, cây cối và hoa súng nước dần trở thành những hình ảnh của kí ức. Giống như cảm giác ngờ ngợ của cuộc sống yên bình, gần như là trong mơ đối với thanh niên đô thị. Sắc lớn lên tại một ngôi làng cách Hà Nội 20 cây số. Nhưng thời thơ ấu đã xa. Giống như ngày càng nhiều người Việt Nam khác, hoạ sĩ bây giờ là dân thủ đô, sự bình yên và thiên nhiên cũng như những kí ức hầu như đã không còn. Nhưng vì anh vẫn có đủ những ký ức cho chính mình, Sắc có thể nhận ra những phức tạp của nó. “Nhiều hình ảnh nhỏ trong bức tranh lớn tổng thể mang lại chiều sâu cho tác phẩm của tôi”, anh bình luận. Anh cũng có thể nói tương tự cho hành trình cuộc sống của mình.
Hai tác phẩm sắp đặt tạo ra cảm giác dòng di chuyển xung quanh các khối gỗ. Mỗi lăng kính phơi bày tâm trạng khác nhau của hoạ sĩ, dưới nhiều góc độ khác nhau của các cá nhân. Tác phẩm có tính tương tác nhưng khá ít với việc khán giả đi xung quanh tác phẩm. Đó là một câu chuyện của những thay đổi tinh tế trong cảm xúc đến và đi muôn thuở.
Trong một tác phẩm sắp đặt chân dung của anh, sự biểu đạt hạnh phúc của người nghệ sĩ ngoằn ngoèo xung quanh một ngôi sao bị mất tâm. Không có gì ngạc nhiên, kể từ khi mẫu Louis Vuitton thống trị thị phần cao cấp, đã phản ánh cách những thương hiệu bắt người tiêu dùng làm tù nhân như thế nào.
Sắc nghĩ “Nền kinh tế thị trường là cỗ máy chính xác nhất” để thanh lọc xã hội khỏi “những người không đủ bản lĩnh và đánh mất chính mình trong sự cám dỗ đó.” Anh phản ánh sự tồn tại chỉ dành cho những ai có thể tìm thấy sự cân bằng. Bị cưỡng bách tiến lên với chủ nghĩa tiêu dùng nhưng bị giữ lại bởi những khao khát về cuộc sống chậm, bình dị không lâu trước đây, giới trẻ Việt Nam không thể tiến lên phía trước cho đến khi nó giải quyết những khó chịu của thế kỷ thứ 21.

Cristina Nualart
Tháng 9 năm 2013

Xem thêm

Rút gọn