Ăn Và Ngủ

Khai mạc triển lãm: Thứ Sáu, 2 tháng 12 năm 2011, 18-20 giờ

Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã trải qua quá trình biến đổi từ xã hội nông thôn chủ yếu dá»±a trên nông nghiệp sang mô hình đô thị hóa công nghiệp. Hiện tượng đi kèm với quá trình này là việc di cÆ° ồ ạt của hàng triệu người từ các vùng nông thôn đổ về các đô thị lớn đang tăng trưởng nhanh chóng nhÆ° thành phố Hồ Chí Minh. Họ có xu hướng tụ tập ở…

Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã trải qua quá trình biến đổi từ xã hội nông thôn chủ yếu dá»±a trên nông nghiệp sang mô hình đô thị hóa công nghiệp. Hiện tượng đi kèm với quá trình này là việc di cÆ° ồ ạt của hàng triệu người từ các vùng nông thôn đổ về các đô thị lớn đang tăng trưởng nhanh chóng nhÆ° thành phố Hồ Chí Minh. Họ có xu hướng tụ tập ở…

Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã trải qua quá trình biến đổi từ xã hội nông thôn chủ yếu dựa trên nông nghiệp sang mô hình đô thị hóa công nghiệp. Hiện tượng đi kèm với quá trình này là việc di cư ồ ạt của hàng triệu người từ các vùng nông thôn đổ về các đô thị lớn đang tăng trưởng nhanh chóng như thành phố Hồ Chí Minh. Họ có xu hướng tụ tập ở các quận rìa khu vực trung tâm, nhưng người ta có thể bắt gặp những người dân di cư này trong các đô thị rong ruổi buôn bán mưu sinh, hình ảnh này hoàn toàn tương phản với những người đồng bào của họ, giàu có, ổn định hơn. Không thể hòa nhập với môi trường đô thị, họ sống co cụm lại với nhau, theo lời Lim Khim Katy “như một mảng màu sậm giữa không gian lớn của đô thị”.

Chính những con người bên lề này đã được Katy lựa chọn làm tâm điểm cho các sáng tác của mình. Sự lựa chọn này xuất phát từ sự tôn trọng và tình cảm chân thành dành cho những con người phải lao động quần quật mà ở đó Katy tìm thấy ở họ nguồn sức mạnh to lớn và cả những điều tươi đẹp. Cô dành nhiều thời gian trò chuyện với những người lao động này về cuộc sống của họ, chính sự niềm nở, hồn nhiên, lương thiện và cả thái độ chấp nhận một cách lạc quan về số mệnh ít được ưu ái của mình đã mang đến nguồn cảm hứng sáng tác cho Katy.

Dường như các đối tượng trong tranh của Katy thường được miêu tả trong những khoảnh khắc đau khổ với nét mặt buồn bã, đói kém, vật lộn với cuộc sống. Dù họa sỹ miêu tả các cuộc tiếp xúc với những nhân vật như thế trong cuộc sống thực thường tràn ngập tiếng cười và sự ấm áp, nhưng cô lại chọn thể hiện nỗi cơ cực không thể tránh khỏi đang thâm nhập vào cuộc sống của họ. Katy mong muốn mọi người quan tâm hơn đến những người thuộc tầng lớp dưới ở đô thị cũng như đồng cảm với những thử thách nặng nề của sự nghèo đói và cuộc sống ngụ cư đè nặng lên họ.

Chọn “ăn và ngủ” làm chủ đề cho bộ sưu tập của mình là sự lựa chọn một cách tự nhiên đối với Katy, cô muốn nhấn mạnh tính nhân văn chung giữa chúng ta với các đối tượng của mình. Katy miêu tả giấc ngủ như “những khoảnh khắc tuyệt vời nhất” khi sự gian nan và những khổ nhọc của cuộc sống có thể tạm thời gạt sang bên. Tầm quan trọng của những giây phút như thế này được phóng đại lên đối với những con người da sạm đen đi vì nắng, gầy gò trong tranh Katy. Người ta có thể bắt gặp hình ảnh những người lao động ngủ ngon lành tại những nơi được xem là không thể ngủ được tại các công trường lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Katy tìm thấy vẻ đẹp trong những cách họ điều chỉnh cơ thể mình sao cho phù hợp với các bề mặt cứng nào có sẵn, chỉ cần vừa đủ chỗ để ngả lưng.

Mặc dù Katy phủ nhận khái niệm phê bình xã hội trong tác phẩm của mình, nhưng tranh của cô thu hút sự chú ý đến thực tế là những lợi ích của sự phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam chưa được phân bố đều. Tác phẩm của Katy từ phong cách đến chủ đề đều có âm hưởng của Chủ Nghĩa Hiện Thực Xã Hội, nhưng cô không lên án nhà nước hay xã hội. Thay vì miêu tả những con người trong tranh mình như những anh hùng lao động, cô thể hiện họ đơn giản chỉ là những con người bình đẳng như những người khác cũng có nhu cầu cơ bản như một bữa ăn ngon hay một giấc ngủ nhẹ nhàng. Các tác phẩm của Katy như con thuyền cho cô giãy bày các cảm xúc cá nhân đối với những số phận kém may mắn hơn trong xã hội của mình.

Vị trí của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam và những yêu cầu to lớn đè nặng lên họ là một chủ đề khác phổ biển trong các sáng tác của Katy. Những người phụ nữ trong tranh cô thường được miêu tả trong vai trò người vợ, người mẹ, những vai trò đòi hỏi họ phải hi sinh quá nhiều ước mơ và khát vọng của bản thân. Katy tinh tế chỉ ra gánh nặng bất bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà trong xã hội Việt Nam trong tác phẩm Sanh Con Trai khi người cha (bản thân ông cũng là một người con trai) và đứa con trai của ông nằm ngủ một cách yên bình trong chiếc kén màu xanh ấm áp, và hình ảnh vô số những người phụ nữ với gương mặt gần như vô hình lảng vảng xung quanh trông chừng cho họ ngủ.

Các tranh của Katy trong loạt tranh Ăn và Ngủ gợi lên tình cảm đẹp của họa sỹ dành cho những người mà cô vẽ và vẻ đẹp mà cô tìm thấy ở họ. Thay vì đi theo lối mòn, cô dành thời gian tìm hiểu các chủ thể, cảm thông, hi vọng cho họ, những điều này dễ dàng nhận thấy. Sử dụng cùng cảm xúc đó để cảm nhận tranh của cô, chúng ta trân trọng tác phẩm của cô và hiểu được mối liên kết sâu sắc giữa con người với nhau mà Katy hướng chúng ta đến.

Lim Khim Katy sinh năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, mẹ là người Việt Nam, cha là người Campuchia. Năm 2001, cô tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh và hiện là Ủy Viên Ban Chấp Hành Hội Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Katy đã có triển lãm cá nhân tại Thái Lan, Macao và Việt Nam cũng như đã tham gia nhiều cuộc triển lãm nhóm ở Việt Nam và nước ngoài.

Craig Thomas và Xuân Mai Ardia

Bản dịch Nguyễn Thị Phước Khanh

Xem thêm

Rút gọn