Lê Thuý – Sự Sống Bình Thường

18 tháng 2 - 12 tháng 3 năm 2020

Nhiều người lần đầu xem tranh của Lê Thuý sẽ bày tỏ cảm giác lẫn lộn vừa ngưỡng mộ vừa hoang mang khi chạm mặt tranh cô. Nhìn thoáng qua thì tranh rất đẹp kiểu thiên tiên nhÆ°ng khi xem gần lại có chút rùng rợn. Các tranh lụa thể hiện tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của hoạ sÄ©, đồng thời là sá»± ca thán não nùng cho những mất mát trong thế giới tá»± nhiên khi cuộc đua…

Nhiều người lần đầu xem tranh của Lê Thuý sẽ bày tỏ cảm giác lẫn lộn vừa ngưỡng mộ vừa hoang mang khi chạm mặt tranh cô. Nhìn thoáng qua thì tranh rất đẹp kiểu thiên tiên nhÆ°ng khi xem gần lại có chút rùng rợn. Các tranh lụa thể hiện tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của hoạ sÄ©, đồng thời là sá»± ca thán não nùng cho những mất mát trong thế giới tá»± nhiên khi cuộc đua…

Nhiều người lần đầu xem tranh của Lê Thuý sẽ bày tỏ cảm giác lẫn lộn vừa ngưỡng mộ vừa hoang mang khi chạm mặt tranh cô. Nhìn thoáng qua thì tranh rất đẹp kiểu thiên tiên nhưng khi xem gần lại có chút rùng rợn. Các tranh lụa thể hiện tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của hoạ sĩ, đồng thời là sự ca thán não nùng cho những mất mát trong thế giới tự nhiên khi cuộc đua của loài người còn tiếp diễn. Thuý đem các sự kiện nhỏ vẫn diễn ra không ngừng trong thế giới tự nhiên vào tranh mình và thể hiện chúng dưới dạng qui luật đấu tranh sinh tồn.

Những tác phẩm trong loạt tranh về “Sự Sống Bình Thường” có lẽ cũng là sự tiếc nuối của tôi với những gì chúng ta đã từng cảm nhận được trước thiên nhiên trong quá khứ. Có quá nhiều chứng tích về văn học, thi ca, kiến trúc, mỹ thuật ghi lại sự hùng vĩ của thiên nhiên, con người sống dựa vào thiên nhiên. Bây giờ chúng ta có gì ngoài bầu không khí bụi bặm, những ngôi nhà chọc trời xấu xí, cánh đồng khô cằn, giống loài bệnh tật…Thiên nhiên đã tươi đẹp. Nhưng con người làm cho nó trở nên đáng thương. Và thật đáng thương cho con người, nếu ta chỉ biết đến vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua những hình ảnh được ghi lại ở quá khứ.

Tôi rất thích đoạn văn trong cuốn “Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm” của Fukuoka: “Con rắn ngậm con ếch… Diều hâu săn rắn. Chó sói tấn công diều hâu. Một người giết chết con sói đó, và sau lại phải đầu hàng trước virus bệnh lao. Vi khuẩn sinh sôi trong xác chết của con người, còn các loài thú, cây cỏ lại phát triển mạnh nhờ chất dinh dưỡng, nhờ hoạt động của vi khuẩn mà sử dụng được. Côn trùng tấn công cây cối và ếch lại ăn côn trùng.” Con người chỉ là một phần trong sự tuần hoàn của tự nhiên. Nếu con người đi ngược lại sự tự nhiên sẽ dẫn đến chỗ tuyệt diệt.

Tôi lựa chọn những hình ảnh trong thiên nhiên đặt vào một bức tranh theo quy luật sinh tồn. Mọi vật đang vật lộn với sự sống và cái chết đang đến dần. Như chú chim nằm phơi xác trên cánh đồng, ruồi bọ vây quanh. Những cánh đồng Ngô héo úa ảm đạm chỉ còn mỗi tiếng Cuốc kêu vọng trong không gian. Ngay cả những cảnh sung túc bầy đàn cũng đang phải vật lộn với tự nhiên để tồn tại. Tôi muốn ghi lại một bản khúc ca bi tráng về cái chết của muôn loài. Tôi hi vọng ở đằng sau cái chết, sự sống sẽ hồi sinh và tiếp diễn bình thường.

Xem thêm

Rút gọn