Hi Vọng

Khai mạc triển lãm: 11 tháng 12 năm 2015, 18 - 21 giờ

Phạm Huy Thông (1981) là một trong các hoạ sỹ trẻ sâu sắc và thú vị nhất của Việt Nam. Là một hoạ sỹ tài năng, bộ sưu tập trước đây của Thông: Đồng Bào (năm 2010) và Tay (2012) không chỉ thể hiện kỹ thuật điêu luyện mà còn là nhà bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đang ảnh hưởng đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Thông bắt đầu loạt tranh Hi Vọng…

Phạm Huy Thông (1981) là một trong các hoạ sỹ trẻ sâu sắc và thú vị nhất của Việt Nam. Là một hoạ sỹ tài năng, bộ sưu tập trước đây của Thông: Đồng Bào (năm 2010) và Tay (2012) không chỉ thể hiện kỹ thuật điêu luyện mà còn là nhà bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đang ảnh hưởng đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Thông bắt đầu loạt tranh Hi Vọng…

Phạm Huy Thông (1981) là một trong các hoạ sỹ trẻ sâu sắc và thú vị nhất của Việt Nam. Là một hoạ sỹ tài năng, bộ sưu tập trước đây của Thông: Đồng Bào (năm 2010) và Tay (2012) không chỉ thể hiện kỹ thuật điêu luyện mà còn là nhà bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đang ảnh hưởng đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Thông bắt đầu loạt tranh Hi Vọng vào đầu năm 2014, với mục đích hướng tới các vấn đề liên quan đến người nông dân Việt Nam ở vùng nông thôn và người nghèo ở thành thị. Hoạ sỹ muốn nhấn mạnh quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá đã tạo ra, và gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở quốc gia này. Trong loạt tranh Hi Vọng, Thông cho biết:
“Tôi muốn mô tả hình ảnh người nông dân trong vòng xoáy đổi thay của kinh tế. Như trong mọi nền kinh tế đang phát triển khác, nông dân Việt Nam cũng phải rời bỏ nhà cửa, đồng ruộng để đến thành phố, tìm kiếm công việc và thu nhập đảm bảo hơn. Văn hóa làng xã ngàn đời và ràng buộc dòng tộc đã dần trở nên lỏng lẻo bởi áp lực của mưu sinh. Trong những bức tranh sáng tác gần đây, tôi muốn nhìn sâu hơn nhưng tổng quát hơn những vấn đề xung quanh hình tượng một người nông dân rời làng ra đi.

Sự phát triển của các thành thành phố lớn thực ra là tập hợp tích tụ đa dạng từ những vùng miền lân cận, đôi khi có thể được hiểu theo nghĩa rất “cơ giới”. Xét trên khía cạnh văn hóa, sự giao lưu trong quá trình di dân là một sự bồi đắp. Mỗi người rời bỏ quê hương ra đi, sẽ đóng góp cho điểm đến một đặc thù mới, một “đặc sản địa phương” đầy sinh động. Về mặt kinh tế, đây là sự trao đổi, người nông dân lên thành phố tìm kiếm thu nhập và chỉ trở về khi vào mùa gặt hái hoặc khi dòng tộc có những công việc không thể chối từ. Mang sức lực, thời gian và thậm chí là hạnh phúc của mình lên thành phố để bán, người nông dân mua lại được cơ hội được sinh tồn cho gia đình. Sự trao đổi ở đây đôi khi có thể được đẩy lên thành mức “đánh đổi” nếu xét trên góc độ tâm lý và tín ngưỡng. Phân tích các khía cạnh quan sát được, tôi muốn chạm tới được sợi dây kết nối giữa người nông dân và quê hương ở phía sau lưng họ.

Với ba bức tranh “Nỗi Nhớ Quê Hương 1”, “Nỗi Nhớ Quê Hương 2” và “Gánh Quê”, tôi không vẽ đích đến mà những người nông dân kia đang tiến về (vì không muốn phải lựa chọn giữa hình ảnh thành phố thực thể hay một bến bờ hạnh phúc trừu tượng). Tôi vẽ họ trong tư thế di chuyển nhưng lại mang theo những mảnh làng xã bên mình. Quê hương là điểm xuất phát nhưng cũng là thứ luôn đeo bám họ trong cuộc hành trình. Họ ra đi, mong manh hy vọng gửi tiền về cho gia đình, nhưng đó cũng là quá trình họ đánh đổi bản thân và quê hương để lấy lại cơm áo gạo tiền”

Phạm Huy Thông tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội năm 2004. Bộ sưu tập Hi Vọng của Thông sẽ được trưng bày tại phòng tranh CTG ở Calmette, từ ngày 11 đến 15 tháng 12, sau đó sẽ được chuyển về triển lãm tại không gian trước đây của CTG (27i Trần Nhật Duật, Quận 1) từ ngày 16 tháng 12 đến hết ngày 8 tháng 1 năm 2016.

Xem thêm

Rút gọn