Happy Never After

Khai mạc: Thứ Sáu, 24 tháng 6 năm 2016, 18 - 21 giờ

24 tháng 6 - 17 tháng 7 năm 2016

Triển lãm cá nhân giới thiệu các sáng tác mới trên chất liệu tổng hợp của hoạ sỹ Sài Gòn: Khoa Lê
Khoa Lê là nghệ sÄ© thị giác trẻ tài năng, đồng thời là hoạ sỹ vẽ minh hoạ, nhà văn viết truyện ngắn, và truyện tranh cho trẻ em. KÄ© năng đa dạng của cô được thể hiện đầy đủ trong những sáng tạo tuyệt vời của loạt tranh Cổ Tích Xám. Trí tưởng tượng khác thường và…

Triển lãm cá nhân giới thiệu các sáng tác mới trên chất liệu tổng hợp của hoạ sỹ Sài Gòn: Khoa Lê
Khoa Lê là nghệ sÄ© thị giác trẻ tài năng, đồng thời là hoạ sỹ vẽ minh hoạ, nhà văn viết truyện ngắn, và truyện tranh cho trẻ em. KÄ© năng đa dạng của cô được thể hiện đầy đủ trong những sáng tạo tuyệt vời của loạt tranh Cổ Tích Xám. Trí tưởng tượng khác thường và…

Triển lãm cá nhân giới thiệu các sáng tác mới trên chất liệu tổng hợp của hoạ sỹ Sài Gòn: Khoa Lê
Khoa Lê là nghệ sĩ thị giác trẻ tài năng, đồng thời là hoạ sỹ vẽ minh hoạ, nhà văn viết truyện ngắn, và truyện tranh cho trẻ em. Kĩ năng đa dạng của cô được thể hiện đầy đủ trong những sáng tạo tuyệt vời của loạt tranh Cổ Tích Xám. Trí tưởng tượng khác thường và khả năng ấn tượng của cô khi làm việc với các chất liệu khác nhau, kết hợp lại, để tạo ra những sáng tác mà mỗi tranh là một câu chuyện trong thế giới cổ tích.

Để chuẩn bị cho triển lãm cá nhân sắp đến, chúng tôi trích một số câu hỏi phía dưới của Khoa về công việc, bộ sưu tập mới nhất của cô và những ảnh hưởng trong sáng tạo và cách tiếp cận.

Khoa có thể kể đôi chút về công việc hoạ sỹ minh hoạ của mình không? Những dự án nào Khoa hay tham gia?

Công việc chính của tôi là hoạ sĩ vẽ minh hoạ cho sách, và các dự án chính thường là minh họa cho truyện tranh, thiết kế bìa sách, minh họa cho báo và tạp chí. Bên cạnh đó, tôi vẫn luôn không ngừng sáng tác tranh cá nhân, đã tham gia nhiều triển lãm nhóm, kể từ sau triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 2010. Đó là cách tôi bộc lộ bản thân bên ngoài công việc minh hoạ, là một chỗ hoàn toàn chỉ cho sự sáng tạo bản thân, không có rào cản của công việc.

Được biết Khoa cũng là cây bút sáng tác. Khoa có thể kể về những loại sách Khoa viết không?

Ngoài việc viết các truyện ngắn đã từng được đăng trên Thanh Niên, Tuổi Trẻ, và có một số sách tuyển tập được xuất bản (dưới bút danh Bích Khoa), tôi còn viết nhiều truyện tranh cho thiếu nhi.

Cảm hứng sáng tác tranh của Khoa bắt nguồn từ đâu? Khoa có phải rất hâm mộ truyện cổ tích khi Khoa còn nhỏ không?

Bản thân là một hoạ sĩ minh hoạ và là tác giả của nhiều truyện tranh cho thiếu nhi, tôi luôn là một khán giả trung thành của truyện cổ tích. Tôi nghĩ đó là nguồn cảm hứng vô tận, vì đó gần như là sự tiếp cận đầu tiên đối với cái đẹp, một phiên bản “văn học-nghệ thuật” cho một đứa trẻ (có thể thông qua những quyển sách tranh đầu tiên, hay câu chuyện kể trước giờ đi ngủ). Tuy vậy tôi nghĩ rằng khi trưởng thành, tất cả chúng ta đều bị buộc phải lãng quên chúng, một cách vô thức hoặc có ý thức, vì ta cho rằng đó chỉ là “truyện trẻ con”. Nhưng thực ra, hoàn toàn ngược lại, truyện cổ tích chính là những câu chuyện của người lớn được cắt giảm, kể lại một cách khác đi, làm cho vui tươi hơn để hợp với cách nhìn thế giới của trẻ con. Với tư cách một hoạ sĩ minh hoạ, tôi thoả hiệp với việc thể hiện phần xinh đẹp vui tươi của thế giới thơ trẻ đó. Nhưng với tư cách một họa sĩ, tôi muốn đem tới những người trưởng thành, như tôi, những câu chuyện cổ tích của chính họ. Ở đó, không chỉ có sự lãng mạn, thần tiên bay bổng, mà còn có những bi ai, những tổn thương, sự cô đơn, sự vật vã của quá trình trưởng thành. Ẩn phía sau những hình ảnh ẩn dụ, là một thế giới vỡ mộng của người lớn. Nhưng đồng thời, đó cũng là một thế giới nội tâm đẹp, và phong phú, có chiều sâu, nơi không chỉ có “hạnh phúc mãi mãi” mà còn có nhiều điều quan trọng khác nữa.

Khoa có thể miêu tả quá trình sáng tác từng bước, từ cảm hứng cho đến sản phẩm cuối cùng không?

Tôi sáng tạo các chất liệu để dùng trong tranh bằng thử nghiệm với nhiều loại chất liệu khác nhau (các loại màu, hoá chất…) để làm thành các kết cấu bề mặt, hoa văn. Sau đó scan chúng vào máy tính, và kết hợp tất cả với nhau trong quá trình vẽ trên máy. Các tranh sau đó được in ra độc bản, và được bồi trên vải bố. Cuối cùng là được phủ bởi một lớp keo. Do đó tranh hoàn toàn không thấm nước và màu sắc sẽ bền lâu.

Có nhà văn/truyện cổ tích nào (ví dụ Perrault, the Brother’s Grimm,vv) mà Khoa thấy thú vị hoặc họ có ảnh hưởng đến công việc của Khoa không?

Có rất nhiều nhà văn là nguồn cảm hứng cho tôi, vì ngoài thời gian rảnh, thì tôi thích đọc sách. Mặc dù thực sự tôi nghĩ mình không phải là người đọc và đánh giá sách chuyên nghiệp, và chắc chắn là không phải một người biết và đọc tất cả. Thông thường tôi chỉ đọc đúng những thứ mình thích (và tôi sẽ quyết định tôi thích một quyển sách nào đó hay không, trong vòng 20 trang đầu tiên). Tôi thích một số truyện của Charles Perrault, Bother’s Grimm, Antoine de Saint-Exupery, Jean Paul Satre, Haruki Murakami.

Nhiều người bình luận về sự tối tăm trong tác phẩm của Khoa khi xem các tranh trước đây?

Tôi nghĩ có một số yếu tố tối tăm trong tranh vẽ của tôi. Có lẽ một phần là do tôi thiên về hướng nội và thích tìm hiểu các yếu tố nội tâm con người hơn là những ồn ào hào nhoáng bên ngoài. Hầu như tất cả chúng ta, ít hay nhiều, đều có một thế giới nội tâm chứa đựng những tiềm thức, những ý nghĩ đen tối hay u ám, những bí mật, những vết sẹo được giấu kín. Đôi lúc đây hoàn toàn không phải là một điều xấu. Thỉnh thoảng chúng ta nên nhìn thẳng vào chúng để cảm nhận rằng, chúng vẫn là một phần làm nên con người chúng ta, và vẫn có những vẻ đẹp, giá trị riêng đáng trân trọng.

Bên cạnh chất hơi dị nhất định, nhiều tranh của Khoa như bức Người Đẹp Nhất còn có chút ngô nghê và hài hước.

Nhiều người bạn tôi thường bảo tôi có ít nhiều khiếu hài hước kiểu châm biếm. Tôi nghĩ mình chỉ có một chút khả năng ấy thôi, và thỉnh thoảng có thể nó cũng xuất hiện trong tranh. Ví dụ như bức Người Đẹp Nhất. Tôi thực sự không muốn nói lên bình luận của mình, vì tôi thích để người xem tự cảm nhận và nói lên “phiên bản” câu chuyện của chính họ. Mỗi bức tranh của tôi thường có nhiều tầng lớp ý nghĩa và có chỗ cho tất cả cách diễn giải. Một số người bạn của tôi xem bức tranh này đã bình luận là “sự trả thù của các cô vợ bé nhỏ xinh đẹp”, có lẽ đó là sự hài hước người xem cảm nhận chăng?

Nếu có thể nói với người xem tranh và các nhà sưu tập về tác phẩm của mình, Khoa sẽ nói gì?

“Hãy thưởng thức các bức tranh và kể lại phiên bản cổ tích của chính bạn!”

Xem thêm

Rút gọn