Phù Phiếm

Khai mạc: 8 tháng 9 năm 2011, 18:00 - 21:00 giờ

8- 25 tháng 9 năm 2011

Một trong những mặt tiêu cá»±c của sá»± phát triển là thiên hướng xem nhẹ và thậm chí ruồng bỏ những truyền thống văn hóa xã hội quí báu và các phong tục trong sá»± vội vàng nắm bắt lấy cái mới, cái hiện đại. Hiện tượng này thường xảy ra trong lÄ©nh vá»±c nghệ thuật, nÆ¡i các lối suy nghÄ© mới nhiều khi gây ra sá»± đánh giá lại các hình thức biểu hiện nghệ thuật truyền thống. Các…

Một trong những mặt tiêu cá»±c của sá»± phát triển là thiên hướng xem nhẹ và thậm chí ruồng bỏ những truyền thống văn hóa xã hội quí báu và các phong tục trong sá»± vội vàng nắm bắt lấy cái mới, cái hiện đại. Hiện tượng này thường xảy ra trong lÄ©nh vá»±c nghệ thuật, nÆ¡i các lối suy nghÄ© mới nhiều khi gây ra sá»± đánh giá lại các hình thức biểu hiện nghệ thuật truyền thống. Các…

Một trong những mặt tiêu cực của sự phát triển là thiên hướng xem nhẹ và thậm chí ruồng bỏ những truyền thống văn hóa xã hội quí báu và các phong tục trong sự vội vàng nắm bắt lấy cái mới, cái hiện đại. Hiện tượng này thường xảy ra trong lĩnh vực nghệ thuật, nơi các lối suy nghĩ mới nhiều khi gây ra sự đánh giá lại các hình thức biểu hiện nghệ thuật truyền thống. Các nghệ sĩ đương đại trong các xã hội đang biến đổi này thường gặp phải những sự khuyến khích có sức thuyết phục mạnh mẽ nắm bắt lấy những hình thức nghệ thuật đang chiếm ưu thế (đọc các hình thức nghệ thuật đương đại phương Tây) và né tránh các chất liệu truyền thống vốn rõ ràng thiếu khả năng tiếp cận thị trường đại trà.

Tồn tại trong nhiều thế kỷ, tranh lụa Việt Nam đã đạt đến “thời kỳ hoàng kim” của mình trong giai đoạn tồn tại tương đối ngắn của Ecole des Beaux Arts d”Indochine (1925-1945). Trong thời gian này, các họa sĩ như Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984) đã biến đổi những gì vốn được xem đơn giản như một hình thức thủ công bản địa thành chất liệu mỹ thuật được quốc tế công nhận giành được các giải thưởng tại Paris Salon năm 1946. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim này khá ngắn ngủi, và trong nhiều thập niên thành công, đa phần tranh lụa Việt Nam đã quay trở lại nguồn gốc mang tính trang trí của mình.

Bùi Tiến Tuấn học tranh lụa tại Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sau khi tốt nghiệp anh đã có đến khoảng mười năm làm việc chủ yếu với sơn dầu vải bố – một chất liệu thịnh hành được xem là có tính hiện đại hơn và có khả năng thành công hơn về mặt thương mại. Quyết định của Tuấn vài năm trước quay trở lại vẽ lụa xuất phát từ tình cảm dành cho chất liệu lụa và cảm giác tranh lụa đang sa vào hình thức trang trí đơn thuần tập trung ở những tác phẩm sản xuất hàng loạt. Tuấn mong muốn duy trì những gì mà anh xem là một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam và để đóng góp cho sự chuyển tiếp của lụa sang một hình thức có thể giúp nó giành lại được vị trí ngang tầm với các phong cách nghệ thuật đương đại khác.

Chủ yếu miêu tả cảnh quan nông thôn được lý tưởng hóa, cuộc sống làng quê, chùa chiền và các sự kiện lịch sử, có một sự bảo thủ và giống nhau về cơ bản đối với nhiều tranh lụa truyền thống Việt Nam. Trong loạt tranh Phù Phiếm của mình, Tuấn giới thiệu một ngôn ngữ biểu hiện nhiều chất đương đại hơn trên chất liệu lụa thông qua sự khai thác đề tài và giới thiệu một bảng màu mới rực rỡ. Nói theo cách của họa sỹ: “Tôi khác các họa sỹ khác ở cách nhìn màu sắc, cách nhuộm lụa, và chất thị thành hiện đại Sài Gòn bước vào tranh”.

Sự lựa chọn của Tuấn miêu tả phụ nữ trong các tranh của Phù Phiếm có sự tương đồng chặt chẽ với chất liệu. Sự mỏng manh, duyên dáng của lụa, giống như phụ nữ, là đặc tính quan trọng nhất và theo quan điểm của Tuấn hình thể của người phụ nữ trở nên sống động hơn qua lụa; phụ nữ được nhìn qua tấm mạn mỏng manh vừa bí ẩn, vừa gợi cảm, trong suốt. Những người phụ nữ trong tranh Tuấn hầu hết được họa khỏa thân với làn da không được tô vẽ hay điểm màu mà giữ lại màu nguyên thủy của chất liệu lụa, nhấn mạnh sự tin tưởng của Tuấn trong mối quan hệ thân thiết và cộng sinh giữa lụa và làn da.

Tuấn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tính duy mỹ của người Nhật và tác phẩm của anh đôi khi có thể nhận thấy đôi nét ảnh hưởng của thể loại ukiyo-e in khắc gỗ của Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Dịch sang tiếng Việt là “thế giới nổi”, ukiyo-e đề cập đến ý niệm về những nơi cao xa không tưởng, sự tiêu khiển ngắn ngủi thoát li khỏi những trách nhiệm của thế giới trần tục hàng ngày. Giống như các nàng geisha của ukiyo-e, những người phụ nữ của Tuấn được đặt ở những nơi mà anh gọi là “nơi phù phiếm”, nơi họ có thể tự hào khoe vẻ đẹp của mình, thời trang, những hình thể trần trụi. Trong các tranh như Mộng Mơ và Mộng Mơ 2 họ sống trong một vùng đất không có thời gian và không gian, tồn tại ở một thế giới tách biệt.

Nhiều tranh trong loạt tranh Phù Phiếm gợi nhớ đến các áp phích Art Nouveau những năm 1890, cũng chịu ảnh hưởng của ukiyo-e, được giới thiệu bởi các tín đồ của Japanisme như Henri de Toulouse-Lautrec. Các tranh như bức Lụa Là làm người ta nghĩ đến một Toulouse-Lautrec thế giới kiểu cách của các vũ công vui nhộn trong những màu sắc sinh động và các vũ công can can với những cú đá chân cao một cách đầy cuốn hút trong những chiếc váy nhiều lớp.

Trong các tranh Phù Phiếm, nhiều bức có những sự miêu tả như cảnh phòng the, trang trí bằng các hình vẽ rải rác của hoa giấy, được tung lên trong những lễ hội carnival sôi động, củng cố sự liên quan đến không khí của “nơi phù phiếm”. Các hình nền đơn sắc làm cho các chủ thể nổi rõ, tách biệt trên nền tranh như thể họ đang lơ lửng trong không gian. Phụ nữ trong tranh Tuấn hấp dẫn, gợi cảm, bí ẩn. Họ có thể là bất cứ ai mà chúng ta muốn, bất cứ nơi đâu mà chúng ta mong ước. Họ trở thành một phần của trí tưởng tượng của chúng ta, một cánh cửa đi vào thế giới của Bùi Tiến Tuấn.

Tuấn sinh năm 1971 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuấn tốt nghiệp năm 1998 tại trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại cũng đang là giảng viên của trường. Phù Phiếm là triển lãm cá nhân thứ hai của Tuấn ở thể loại tranh lụa tại Việt Nam.

Craig Thomas và Xuân Mai Ardia

Xem thêm

Rút gọn