Những Kẻ Điên

Khai mạc: 26 tháng 4 năm 2012, 18:00 - 21:00 giờ

26 tháng 4 - 17 tháng 5 năm 2012

“Tôi sống trong thế hệ trẻ của chúng tôi bây giờ phần lớn người ta quan tâm tới tiền, địa vị, danh vọng và tìm kiếm những cuộc ăn chÆ¡i hưởng lạc,” Bùi Thanh Tâm nói về bộ sÆ°u tập tranh mới nhất của anh mang tá»±a đề Những Kẻ Điên nhÆ° thế. Tranh anh khám phá những hệ quả của chủ nghÄ©a vật chất dÆ° thừa mới mà nhiều người ở Việt Nam đang theo đuổi. Tâm tin hiện…

“Tôi sống trong thế hệ trẻ của chúng tôi bây giờ phần lớn người ta quan tâm tới tiền, địa vị, danh vọng và tìm kiếm những cuộc ăn chÆ¡i hưởng lạc,” Bùi Thanh Tâm nói về bộ sÆ°u tập tranh mới nhất của anh mang tá»±a đề Những Kẻ Điên nhÆ° thế. Tranh anh khám phá những hệ quả của chủ nghÄ©a vật chất dÆ° thừa mới mà nhiều người ở Việt Nam đang theo đuổi. Tâm tin hiện…

“Tôi sống trong thế hệ trẻ của chúng tôi bây giờ phần lớn người ta quan tâm tới tiền, địa vị, danh vọng và tìm kiếm những cuộc ăn chơi hưởng lạc,” Bùi Thanh Tâm nói về bộ sưu tập tranh mới nhất của anh mang tựa đề Những Kẻ Điên như thế. Tranh anh khám phá những hệ quả của chủ nghĩa vật chất dư thừa mới mà nhiều người ở Việt Nam đang theo đuổi. Tâm tin hiện tượng này đang xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống Việt. “Những kẻ điên” trong tranh anh – những thành viên xã hội thuộc tầng lớp nhà giàu mới nổi vừa xuất hiện tại Việt Nam – cười ngớ ngẩn trong tranh khi tận hưởng lối sống đặc quyền của mình. Đối với Tâm, những kẻ hợp mốt nhưng đầu rỗng này là nô lệ cho chính những gu thẩm mỹ và sở thích mới được du nhập của chính mình. Trong cuộc chạy đuatheo lợi nhuận rất siêu tư bản đang diễn ra ở Việt Nam, họ giống như những con rối nước bị điều khiển bởi những bàn tay vô hình ẩn dưới sự xa hoa, phô trương, nhưng cuối cùng chỉ là sự tồn tại vô nghĩa.

Mặc dù có những thông điệp thành khẩn về đạo đức trong tranh nhưng Tâm đã làm bớt tính giáo huấn bằng sự châm biếm và hài hước. Những bức tranh thường hóm hỉnh của anh đề cập đến những mâu thuẫn lố bịch giữa cuộc sống đương đại của các nhân vật trong tranh và quan điểm của anh về cách sống truyền thống của người Việt. Tâm vẽ các nhân vật của mình với khuôn mặt theo kiểu cách quen thuộc của những con rối nước Việt Nam và miêu tả chúng với những nụ cười ngờ nghệch và đôi mắt nai ngây thơ. Vẻ mặt ngờ ngệch như những chiếc mặt nạ che giấu phía sau đó là cảm giác bất an và thiếu khuyết. Những kẻ điên trong tranh đáng bị chế nhạo, đáng thương nhưng không đáng bị căm ghét.

Loạt tranh Những Kẻ Điên được Tâm lấy cảm hứng một phần từ các tượng La Hán trong các chùa như chùa Tây Phương ở Hà Tây, Việt Nam. Theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa, La Hán ở cấp bậc thấp hơn Bồ Tát và đã đạt cảnh giới siêu thoát khỏi luân hồi sinh tử được gọi là samsara theo cách không đáng kính và mang tính tư lợi. Cũng như các La Hán, những kẻ điên trong tranh Tâm tìm kiếm Niết Bàn cho mình theo con đường ích kỉ và không xứng đáng. Mơ ước của họ là cuộc sống sa đọa xa xỉ. Để đạt được điều đó thay vì tìm cách giải thoát bản thân khỏi những ham muốn vật chất và xác thịt họ lại tìm cách rời bỏ đức hạnh hiện diện trong những giá trị văn hóa truyền thống.

Trong tranh Những Kẻ Điên, các nhân vật của Tâm ăn vận quần áo, khăn đội đầu truyền thống, một sự liên hệ rõ đến văn hóa lịch sử Việt Nam. Trang phục của các bà các cô có màu sắc tươi sáng, sống động, nhìn kỹ còn có các hình vẽ và họa tiết truyền thống ẩn trong đó. Các chi tiết hình hài và cảnh vật được lấy từ tranh dân gian Việt Nam miêu tả các sự kiện lịch sử, truyền thuyết, giai thoại từng chứa đựng các bài học cuộc sống đầy ý nghĩa. Tâm chỉ ra cách dùng nhầm lẫn của các biểu tượng như thế trong xã hội Việt Nam hiện đại khi chúng chỉ còn là các vật trang trí làm phụ kiện; tầm quan trọng, ý nghĩa ban đầu đã bị biến dạng. Giờ đây chúng chỉ là một trong những đồ vật đẹp đẽ dùng để khoe mẽ trong lối sống vương giả của lớp người mới phất.

Tâm sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong các bình phong Tố Nữ để nhấn mạnh chủ đề xuyên suốt của anh về xã hội Việt Nam dần trở nên thô tục vì mất đi những giá trị văn hóa truyền thống. Hình tượng Tố Nữ thường được sử dụng trong tranh dân gian Hàng Trống và Đông Hồ, mỗi bộ tranh thường gồm có nhiều bức, miêu tả hình ảnh những thiếu nữ e lệ ăn vận trang phục truyền thống, chơi các loại nhạc cụ dân tộc, tay cầm các vật dụng khác nhau có tính biểu tượng văn hóa riêng. Trong tranh Những Kẻ Điên số VI, một người phụ nữ buồn bã, trông còn rất trẻ, đang cầm một chiếc đàn violin – việc chơi nhạc cụ này được xem là một thứ mốt được du nhập – ngồi phía trước một bức bình phong tranh Tố Nữ. Thay vì cầm các vật dụng thông thường như đàn nguyệt, ống sáo hay chiếc quạt, những người phụ nữ trong bức bình phong cầm dao và kiếm. Người ta phải trả giá khi bị mất gốc, những cô gái quyến rũ một thời bị biến thành hình tượng giễu cợt, cầm vũ khí đe dọa, biểu thị cho cái giá phải trả đó.

Tâm cho biết tranh anh chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa hiện thực hoài nghi của các họa sỹ Trung Quốc. Nổi lên ở Trung Quốc trong những năm thập niên 1990, tác phẩm của những nghệ sĩ theo Chủ nghĩa hiện thực hoài nghi sử dụng các biểu tượng hài hước, châm biếm để đả kích những vấn đề chính trị xã hội của Trung Quốc. Các họa sỹ thường sử dụng chính khuôn mặt của mình với nụ cười toe toét thái quá cho các nhân vật trong tranh. Nghệ thuật của những nghệ sĩ theo Chủ nghĩa hiện thực hoài nghi tập trung vào sự quá độ từ thời đại cũ sang thời đại mới mà Trung Quốc đã trải qua và những hỗn loạn xuất phát từ đó. Tương tự như thế, tranh của Tâm có thể xem như những bình luận hoài nghi về hiện trạng xã hội đương thời ở Việt Nam. Anh cho biết chúng được chủ ý mang tính nhại lại để người xem có thể thấy vừa vui vui, hài hài, nhưng cũng vừa đắng cay, chua xót. Tác phẩm của Tâm có thể xếp vào một ngăn mới của nghệ thuật đương đại “chủ nghĩa hiện thực châm biếm.”

Sinh năm 1979 tại tỉnh Thái Bình, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, vùng đất được xem như đất tổ của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Tâm được sinh ra sau thời kì đất nước thống nhất nhưng có lẽ được xem như thuộc lứa tuổi nằm ngay chóp ranh giới phân chia rõ rệt nhất hai thế hệ trong lịch sử đất nước. Không giống như những người Việt Nam được sinh sau anh khoảng 10 năm, Tâm có một kí ức rõ rệt về thời mà người Việt hay gọi là “thời bao cấp” – thời kì với đặc điểm nổi bật là tính bao cấp và sự khan hiếm – trước khi sự thịnh vượng của thời kì tiếp theo khởi đầu một cách chậm chạp và tiếp tục lan rộng khắp đất nước. Đó là thời kì trước khi người ta biết đến truyền hình vệ tinh, các nhãn hiệu xa xỉ, và đối với nhiều người có điện sử dụng và đủ ăn, thời mà những phong tục truyền thống là nguồn khuây khỏa lớn lao trong những thời điểm khó khăn. Thế hệ trẻ ngày nay không trải qua những kinh nghiệm sống của thời kì đó, cho nên không có gì lạ khi họ là người chạy theo văn hóa phương Tây nhiệt tình nhất.

Dù thông điệp trong tác phẩm của Tâm có chút bảo thủ nhưng tranh của anh không nên bị xem là sự lên án đối với văn hóa Phương Tây mà anh cho là “văn minh, tiến bộ và rất thú vị.” Tâm bối rối trước những mặt kém tích cực hơn khi Việt Nam hiện đại hóa bao gồm sự phát triển lan tràn của Chủ nghĩa tiêu dùng và Chủ nghĩa cá nhân. Theo anh sẽ là lí tưởng nếu hòa hợp được tính truyền thống và hiện đại, cho phép đất nước phát triển và hưng thịnh, nhưng vẫn bảo tồn được những gì là bản sắc, độc đáo của Việt Nam. “Nếu chúng ta vẫn giữ được cái gốc văn hóa truyền thống Việt khi hiện đại hóa, theo tôi nghĩ con người Việt sẽ trong sáng và tốt đẹp hơn.”

Bùi Thanh Tâm hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Anh Tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam năm 2009. Triển lãm Những Kẻ Điên là triển lãm cá nhân thứ hai, nhưng là triển lãm đầu tiên của anh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Craig Thomas và Xuân Mai Ardia

Xem thêm

Rút gọn